Những ngày gần đây, mình bắt đầu viết về yoga 1 cách nghiêm túc hơn và chia sẻ nó trên trang cá nhân, nó thách thức mình ở chỗ, mình đã cần nhiều thời gian để cẩn trọng xem lại những kiến thức đã học, tổng hợp chúng, chọn lọc chúng và đồng thời đào sâu hơn. Sự hệ thống lại này đồng thời cho phép mình tự khám phá ra những điều mới mẻ và tự giải đáp những điểm chấm hỏi mà mình từng có trước đây, khi mải mê nạp kiến thức 1 cách thụ động rồi bận rộn đi dạy mà đã bỏ lửng nó.

Sáng nay, mở mail, đọc được 1 đoạn này của chị Hà My Yoga, thấy nỗi niềm này không chỉ của riêng mình. Càng vui hơn, khi có ít nhất 1 người cũng có chung suy nghĩ với mình về chủ nghĩa "Kinh doanh từ tâm" - "Soulful business"

Trích đoạn bài viết thế này:

"Hãy nghĩ về lần đầu tiên bạn dạy lớp yoga. Bạn có quên bài, quên chuỗi, run quá nói không ra lời, bị học viên “bắt vía” - nhưng sau một thời gian dạy, bạn tự tin vừa hướng dẫn vừa đi chỉnh sửa cho học viên mà vẫn nhớ bài.

Vậy thì những kỹ năng khác như viết bài, hình ảnh, video, mạng xã hội, quảng bá bản thân cũng vậy. Bạn cảm thấy mình không có tố chất. Nhưng bạn vẫn có thể bắt đầu và luyện tập.

Khi bắt đầu, bạn sẽ thấy thật tệ, trông mình không đẹp, giọng mình không hay, mình viết không ai đọc, làm video không ai xem. Đó là điều hiển nhiên. Tệ chính là bước đầu tiên của tốt. Làm kém chính là bước đầu tiên của làm giỏi.

Bây giờ mình có câu hỏi để bạn suy ngẫm:

Bạn có niềm tin rằng mình không thể làm tốt điều gì

Hãy nhận ra đây là tư duy cố định và thay đổi nó thành tư duy phát triển. Nghĩ đến 1 việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm ngay lập tức để luyện tập điều đó.

Mình nghĩ tới một khái niệm trong Phật giáo - sự vô thường. Mọi thứ luôn thay đổi. Ngày hôm nay bạn kém, không có nghĩa bạn sẽ luôn kém. Ngày hôm nay bạn không thích làm một điều gì đó, không có nghĩa bạn sẽ không bao giờ thích.

Thay đổi thành tư duy phát triển và bạn sẽ tìm ra con đường riêng, cách làm riêng của bạn. Bạn sẽ tập trung vào những gì bạn có thể làm và thích làm, thay vì bị giới hạn trong chính rào cản tư duy của mình và so sánh bản thân với người khác. Và đối với mình, đó chính là #soulfulbusiness - kinh doanh từ tâm."
Những ngày gần đây, mình bắt đầu viết về yoga 1 cách nghiêm túc hơn và chia sẻ nó trên trang cá nhân, nó thách thức mình ở chỗ, mình đã cần nhiều thời gian để cẩn trọng xem lại những kiến thức đã học, tổng hợp chúng, chọn lọc chúng và đồng thời đào sâu hơn. Sự hệ thống lại này đồng thời cho phép mình tự khám phá ra những điều mới mẻ và tự giải đáp những điểm chấm hỏi mà mình từng có trước đây, khi mải mê nạp kiến thức 1 cách thụ động rồi bận rộn đi dạy mà đã bỏ lửng nó. Sáng nay, mở mail, đọc được 1 đoạn này của chị Hà My Yoga, thấy nỗi niềm này không chỉ của riêng mình. Càng vui hơn, khi có ít nhất 1 người cũng có chung suy nghĩ với mình về chủ nghĩa "Kinh doanh từ tâm" - "Soulful business" Trích đoạn bài viết thế này: "Hãy nghĩ về lần đầu tiên bạn dạy lớp yoga. Bạn có quên bài, quên chuỗi, run quá nói không ra lời, bị học viên “bắt vía” ? - nhưng sau một thời gian dạy, bạn tự tin vừa hướng dẫn vừa đi chỉnh sửa cho học viên mà vẫn nhớ bài. Vậy thì những kỹ năng khác như viết bài, hình ảnh, video, mạng xã hội, quảng bá bản thân cũng vậy. Bạn cảm thấy mình không có tố chất. Nhưng bạn vẫn có thể bắt đầu và luyện tập. Khi bắt đầu, bạn sẽ thấy thật tệ, trông mình không đẹp, giọng mình không hay, mình viết không ai đọc, làm video không ai xem. Đó là điều hiển nhiên. Tệ chính là bước đầu tiên của tốt. Làm kém chính là bước đầu tiên của làm giỏi. Bây giờ mình có câu hỏi để bạn suy ngẫm: Bạn có niềm tin rằng mình không thể làm tốt điều gì? Hãy nhận ra đây là tư duy cố định và thay đổi nó thành tư duy phát triển. Nghĩ đến 1 việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm ngay lập tức để luyện tập điều đó. Mình nghĩ tới một khái niệm trong Phật giáo - sự vô thường. Mọi thứ luôn thay đổi. Ngày hôm nay bạn kém, không có nghĩa bạn sẽ luôn kém. Ngày hôm nay bạn không thích làm một điều gì đó, không có nghĩa bạn sẽ không bao giờ thích. Thay đổi thành tư duy phát triển và bạn sẽ tìm ra con đường riêng, cách làm riêng của bạn. Bạn sẽ tập trung vào những gì bạn có thể làm và thích làm, thay vì bị giới hạn trong chính rào cản tư duy của mình và so sánh bản thân với người khác. Và đối với mình, đó chính là #soulfulbusiness - kinh doanh từ tâm."
Love
1
0 Bình luận 0 Chia sẽ 910 Xem